Tổng quan và quy trình đánh bóng kim loại

Đánh bóng kim loại là gì?

Gia công chuẩn bị bề mặt kim loại là công việc vất vả, tốn kém nhưng không thể bỏ qua hay giảm bớt, vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm sau đó (như mạ, sơn….). Nhiệm vụ quan trọng nhất của gia công bề mặt là làm sạch các lớp gỉ, các màng oxit, màng dầu mỡ, bavia…chuẩn bị tốt cho các nguyên công tiếp theo.

Đánh bóng kim loại là cách để làm cho độ bóng bề mặt kim loại sáng lên, tăng tính hoàn thiện và thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại. Từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm hơn. Độ bóng của kim loại khi đạt được mức độ cao nhất về tính thẩm mỹ là làm cho nó đạt đến mức độ phản chiếu như gương soi.

Đây là công đoạn hoàn thiện bề mặt kim loại trước khi đưa vào quá trính xi mạ. Kim loại sau khi gia công thô có kích thước, bề mặt chưa đủ độ bóng theo yêu câu. Do đó, cần phải qua khâu xử lý đánh bóng.

Sản phẩm tạo ra sau quá trình đánh bóng sẽ đạt tính thẩm mỹ cao. Không còn khiếm khuyết, nâng cao được giá thành cũng như tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

đánh bóng kim loại

Các phương pháp đánh bóng kim loại

1. Đánh bóng quay

Đánh bóng quay là công nghệ quay bóng dùng để xử lý bề mặt trước khi mạ những chi tiết nhỏ. Để thực hiện phương pháp đánh bóng kim loại này, người ta cho những chi tiết nhỏ cần xử lý cùng với hạt mài, nước, chất hóa học (kiềm hoặc axit) vào trong thùng quay chuyên dùng. Trong quá trình quay bóng sinh ra sự ma sát giữa hạt mài và chi tiết và giữa các chi tiết với nhau. Do đó, có thể tẩy dầu, tẩy gỉ, góc cạnh bị mài tròn. Nhờ đó làm giảm độ thô bề mặt, thay thế mài bóng và đánh bóng.

Tính hiệu quả của phương pháp quay bóng phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, tốc độ quay của thùng, hạt mài, tinh chất dung dịch, nguyên liệu và hình dáng sản phẩm.

2. Đánh bóng rung

Đánh bóng rung là phương pháp đánh bóng kim loại được phái triển trên cơ sở đánh bóng thùng quay. Khi đánh bóng rung, chi tiết được dưa vào thùng dạng ống lò xo hoặc thùng dạng hình bát, động cơ rung làm cho thùng. Phương pháp này nhờ vào những rung động trái, phải, lên, xuống, tạo ra ma sát giữa hạt mài và chi tiết.

Hiệu quả của phương pháp đánh bóng rung được quyết định bởi tần số rung và biên độ rung. Hiệu quả đánh bóng rung cao hơn nhiều so với quay bóng. Đánh bóng rung có thể gia công những chi tiết có kích thước lớn, nhỏ đều được. Nhưng những kim loại có kích thước nhỏ sẽ phù hợp hơn. Có thể kiếm tra chất lượng bề mặt trong quá trình gia công.

3. Đánh bóng kim loại bằng hóa học

Để thực hiện phương pháp này, người ta đưa sản phẩm vào trong dung dịch thích hợp. Những chất hóa học trong dung dịch sẽ giúp đánh bóng bề mặt kim loại. Đánh bóng hóa học không cần nguồn điện và giá treo.

Phương pháp này có thể đánh bóng những sản phẩm phức tạp, mang lại hiệu quả cao. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian sử dụng ngắn. Ngoài ra, điều chỉnh dung dịch cũng sẽ khó khăn.Có nhiều khí độc hại, khó khống chế chất lượng đánh bóng. Đánh bóng hóa học thường được dùng để gia công những sản phẩm kim loại trang trí.

4. Đánh bóng điện hóa

Đánh bóng điện hóa là quá trình đánh bóng chi tiết ở anot, trong một dung dịch đặc biệt. Đánh bóng điện hóa giúp xử lý bề mặt trước khi mạ, gia công tinh lóp mạ hoặc gia công kim loại loại độc lập. Khi đánh bóng điện hóa, chi tiết kim loại là anot, catot hoặc thép không gỉ.

Khi có điện, trên bề mặt kim loại sẽ hình thành một lớp màng, điện trở cao. Ở bề mặt lồi, mật độ dòng điện lớn, kim loại hòa tan nhanh. Ở bề mặt lõm, mật độ dòng điện thấp, kim loại hòa tan chậm.

Đánh bóng điện hóa nâng cao hệ số phản quang bề mặt. Cách này thường được dùng để gia công tinh chi tiết kim loại…

Hướng dẫn cách đánh bóng kim loại đơn giản mà hiệu quả

Quy trình đánh bóng kim loại

Đánh bóng kim loại chuẩn sẽ phải trải qua 3 bước: Đánh thô, đánh trung và đánh tinh. Tùy theo yêu cầu về độ nhẵn mịn, bóng sáng, sản phẩm sẽ được đánh bóng bằng cách lựa chọn các bước khác nhau.

1. Đánh bóng thô

Là công đoạn mài phá, loại bỏ các khuyết điểm như bavia, cạnh gồ trên bề mặt kim loại. Loại bỏ bavia chủ yếu sử dụng máy đánh bóng kim loại như máy xóc rung, máy lồng quay… Kết hợp chúng với các vật liệu mài mòn như đá và các dung dịch đánh bavia chuyên dụng.

Các khuyết điểm như mụn sần, cạnh gồ thì cần mài mòn để đạt độ nhẵn mịn nhất định. Đối với các khuyết điểm này nên dùng bánh mài keo cát hoặc nhám giáp thô để xử lý. Tuy nhiên, sản phẩm thu được sau quá trình đánh thô chưa thể đem đi đánh bóng tinh ngay được. Cần phải xử lý chúng qua bước đánh bóng trung.

2. Đánh bóng trung

Là công đoạn làm mịn, nhẵn các vết xước tạo ra ở bước đánh thô. Công đoạn này giúp sản phẩm đạt độ nhẵn mịn đồng đều trước khi qua bước xử lý đánh bóng tinh. Xử lý trong công đoạn này bằng các loại bánh vải. Đánh bóng trung sử dụng vật liệu nỉ hoặc xơ dừa lắp cùng máy 2 đầu trục để phớt trực tiếp.

Bước đánh bóng trung này thường được kết hợp ngay sau bước đánh bavia. Người ta ít khi tách chúng ra làm 2 công đoạn riêng biệt.

3. Đánh bóng tinh

Là công đoạn đánh bóng cuối cùng để đạt được độ bóng hoàn hảo cho bề mặt sản phẩm. Với bước này, người ta chủ yếu sử dụng các loại bánh vải mềm kết hợp với sáp. Sự kết hợp này để giúp bề mặt sản phẩm trở nên bóng sáng đẹp mắt. Bánh vải được đánh bóng lắp vào các loại máy mài cơ. Sau đó, tiến hành mài cho đến khi sản phẩm đạt độ bóng đúng theo yêu cầu.

Ứng dụng của đánh bóng kim loại trong sản xuất

Đánh bóng kim loại được xem như một ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Sản phẩm tạo ra sau quá trình đánh bóng kim loại đạt tính thẩm mỹ cao, không còn khiếm khuyết, nâng cao được giá thành cũng như tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Trước đây, đánh bóng kim loại được làm theo cách thủ công, không có máy móc phụ trợ dẫn đến sản lượng thu được ít, tốn nhiều thời gian và chi phí thuê nhân công đánh bóng mà hiệu quả đạt được lại không cao. Kể từ khi có sự xuất hiện của các loại máy đánh bóng hiện đại cũng như dung dịch, vật liệu đánh bóng chất lượng cao, sản lượng đánh bóng tăng lên đáng kể cũng như rút ngắn được nhiều thời gian đánh bóng đã hỗ trợ rất đắc lực cho công việc sản xuất.

Các máy đánh bóng kim loại phổ biến hiện nay

1. Máy đánh bóng kim loại – kính loại M-1

Máy đánh bóng kim loại - kính M1

– Máy đánh bóng M-1 là loại thiết bị chuyên dụng để đánh bóng các bề mặt phẳng hoặc các dạng mẫu nhỏ cho việc phân tích phân thí nghiệm. Nó được thiết kế với một bàn xoay đơn, số vòng xoay có thể điều chỉnh linh động từ thuộc vào ứng dụng của khách hàng

Xem chi tiết tại đây.

2. Máy đánh bóng kim loại MultiPrep Polishing System – 12

Máy đánh bóng kim loại MultiPrep Polishing System - 12

– MultiPrep là dạng máy đánh đánh bóng mẫu bán tự động với khả năng thiết lập các thông số bằng bảng điều khiển ở mặt trước thiết bị giúp nâng cao độ chính xác và đồng bộ của quá trình đánh bóng. Với khả năng mài chính xác cao của nó thiết bị phù hợp cho các công việc chuẩn bị mẫu để tiến hành đánh giá dưới kính hiển vi (quang học, phân tích SEM, TEM,FIB, AFM…)

Xem thêm chi tiết.

3. Máy mài đánh bóng kim loại MetPrep 4 10″-12″

Máy mài và đánh bóng kim loại MetPrep 4 10"-12"

– Máy mài và đánh bóng mẫu MetPrep 3, kết hợp với đầu PH4 và PH6, là hệ thống mài bán tự động mạnh mẽ, lý tưởng cho nhu cầu mài, đánh bóng mẫu có số lượng từ thấp đến cao. MetPrep 4 có thể kết hợp với các đầu Power Head (PH) khác nhau, đáp ứng nhiều sự lựa chọn khác nhau, cho nhiều ứng dụng, vật liệu khác nhau.

Xem chi tiết tại đây.

Trên đây là tổng quan và quy trình đánh bóng kim loại cũng như một số máy đánh bóng kim loại phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang tìm một sản phẩm đánh bóng kim loại chính hãng, uy tính hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để nhận được ưu đãi tốt nhất cũng như được tư vấn bởi những chuyên gia đánh bóng kim loại:

Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống

Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam

Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797

Di động: 0906 988 447

Email: sales@lidinco.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x