Tìm hiểu về quy trình đánh bóng sàn bê tông

Đánh bóng sàn bê tông là một quy trình gồm nhiều bước đòi hỏi phải sử dụng các công cụ và thiết bị phù hợp để mài đi lớp mỏng bề mặt sàn bê tông, tạo độ bóng phù hợp kết hợp với tay nghề người thợ để đạt được kết quả chất lượng cao nhất. Để giúp bạn bắt đầu, dưới đây là tổng quan hướng dẫn về quy trình đánh bóng sàn bê tông cùng cách đánh giá, chuẩn bị cho quy trình này.

Lưu ý rằng mỗi dự án sẽ có những điều kiện đánh bóng khác nhau, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia đánh bóng sàn bê tông và các nhà cung cấp thiết bị, vật liệu đánh bóng để đạt được kết quả mong muốn.

đánh bóng sàn bê tông

Đánh bóng sàn bê tông là gì?

Đánh bóng sàn bê tông là công nghệ mới nhằm tạo ra bề mặt sàn bê tông bóng, nhẵn, mịn, sạch, dễ dàng vệ sinh và có độ bền cao. Để đảm bảo được độ thẩm mỹ cũng như công năng khi đánh bóng sàn bê tông thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trong khi đánh bóng sàn bê tông. 

Bê tông có độ bền cao, chi phí bảo dưỡng thấp. Nhờ vậy, lựa chọn bê tông để thi công sàn nhà cho các công trình luôn là ưu tiên số 1 của các chủ đầu tư. Tuy nhiên, sàn bê tông cũng có một số khuyết điểm như làm bề mặt không bằng phẳng, thiếu sáng bóng. Gặp vấn đề trên, đánh bóng sàn là giải pháp tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp.

Đây là công nghệ xử lý mặt nền hiện đại nhất và được ứng dụng ở nhiều quốc gia phát triển. Kỹ thuật này sẽ mang đến cho lớp nền bê tông vẻ sáng bóng, nhẵn mịn… chỉ với mức phi phí thấp. Dưới đây là một số lợi ích của việc đánh bóng sàn bê tông khác có thể kể đến:

  • Tăng độ bền và độ cứng cho sàn nhà
  • Tiết kiệm chi phí bảo trì và bảo dưỡng
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ và độ sang trọng 
  • Giúp giảm thiểu chi phí chiếu sáng nhân tạo

Như khi chà nhám gỗ, bạn dần dần chuyển từ mài thô sang mài mịn hơn. Trong quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng sử dụng các pad có độ mịn khác nhau (được gọi là độ grit: kích thước hạt của đế đánh bóng). Những tấm pad đánh bóng có độ grit khác nhau từ: #16, #32, #50, #80, #100, #200, #400, #800, #1500, #3000. Kết thúc với những pad #1500 trở lên để bề mặt đạt độ sáng bóng cần thiết.

đánh bóng sàn bê tông

Các phương pháp đánh bóng sàn bê tông

Cách đánh bóng sàn bê tông có thể được thực hiện theo hai phương pháp là:

  • Đánh bóng sàn bê tông khô: là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp hiện nay vì nó nhanh hơn, tiện lợi hơn và thân thiện với môi trường. Bụi bẩn tạo ra trong quá trình mài sàn bê tông được gom lại ngay tại bề mặt sàn bởi máy hút bụi công nghiệp nối với máy mài sàn.
  • Đánh bóng sàn bê tông ướt: sử dụng nước để làm mát đĩa mài mòn kim cương và loại bỏ bụi mài. Bởi vì nước làm giảm ma sát và hoạt động như một chất bôi trơn, nó làm tăng tuổi thọ của pad đánh bóng. Đánh bóng ướt tạo ra một lượng lớn bùn xi măng và công việc xử lý chúng khó khăn hơn.

Ngoài những cách đánh bóng sàn bê tông cơ học sử dụng máy mài và pad mài mòn chuyên dụng ra thì áp dụng kỹ thuật mới bạn có thể đạt được sàn bê tông hoàn thiện đánh bóng với phương pháp hóa học, hay còn được gọi là phủ bóng sàn bê tông. Nói cách đơn giản thì đây là cách rút gọn của phương pháp mài sàn bê tông cơ học truyền thống.

Máy móc, thiết bị cần thiết khi thi công đánh bóng sàn bê tông

  • Máy mài sàn bê tông: Máy mài sàn bê tông là loại máy bắt buộc cần phải có khi thi công đánh bóng sàn bê tông. Để đánh bóng sàn bê tông thì cần chuẩn bị các loại máy mài sàn bê tông với công suất động cơ ở các kích thước làm việc khác nhau, để việc thi công diễn ra dễ dàng. Nên ưu tiên chọn máy mài cheers 12 đĩa, máy mài sàn tạ karva và máy mài cheers 6 đĩa.

đánh bóng sàn bê tông

  • Máy hút bụi công nghiệp: Nên mua những loại máy hút bụi công nghiệp có dung tích từ 40 đến 60l, có hai động cơ để sử dụng liên tục động cơ luân phiên trong khi thi công mài, đánh bóng sàn. Đừng quên chọn mua các máy hút bụi công nghiệp có cả tính năng hút nước và chất thải đồng thời cho công việc thuận tiện hơn.

đánh bóng sàn bê tông

  • Máy đánh bóng sàn: Ngoài máy mài sàn bê tông thì cần có máy đánh bóng sàn với số lượng là hai chiếc, một chiếc có tốc độ cao cheers chuyên dùng cho công trình thi công lớn và một chiếc máy đánh thông thường. Những hãng máy đánh bóng sàn phổ biến đến từ các hãng như clean maid, hiclean, chao bao, karva…

Những ưu điểm khi đánh bóng sàn bê tông - Sàn bê tông nhẹ

  • Máy mài góc, máy khoan bê tông: Các loại máy mài sàn, máy đánh bóng không thể mài góc cạnh được vì vậy cần phải sử dụng máy mài góc cầm tay. Máy khoan đục bê tông được sử dụng đục các lớp vữa bê tông bám trên bề mặt giúp việc thi công mài và đánh bóng hiệu quả và nhanh chóng hơn.

 

  • Đĩa mài sàn bê tông: Đĩa mài và đĩa đánh bóng là thiết bị không thể thiếu trong thi công đánh bóng sàn. Khi chọn mua đĩa nên chọn những loại đảm bảo chất lượng tốt để tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Những thương hiệu đĩa mài được tin dùng nhiều nhất hiện nay như DG, AAA và CNSG.
  • Các loại hóa chất: Việc lựa chọn hóa chất phụ thuộc vào công trình thi công. Những hóa chất hiện nay trên thị trường bao gồm: hóa chất tăng cứng cho bề mặt sàn, hóa chất đánh bóng sàn bê tông, hóa chất phục hồi sàn gạch tàu, hóa chất nhuộm màu sàn bê tông….Nên chọn những hóa chất đảm bảo chất lượng tốt để tăng tính thẩm mỹ.
  • Con lăn sàn: Nếu muốn lăn hóa chất đồng đều trên mặt sàn thì phải sử dụng con lăn sàn. Mặt khác, con lăn sàn còn có tác dụng giảm thời gian thi công và đảm bảo an toàn cho người sử dụng do không phải tiếp xúc các hóa chất độc hại một cách trực tiếp. Con lăn sàn được sử dụng nhiều trong thi công sơn epoxy.
  • Đèn chiếu sáng: Việc thi công đánh bóng sàn vào ban đêm không thể thiếu đèn chiếu sáng. Đèn chiếu sáng giúp công việc thuận lợi và đảm bảo an toàn cho người thi công. Bên cạnh đó còn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao khi thi công bề mặt. Những bóng đèn trần nhà không đủ sáng nên việc sử dụng đèn chiếu sáng là cần thiết.
  • Đồ bảo hộ: Thiết bị bảo hộ giúp việc thi công diễn ra vừa hiệu quả mà lại an toàn. Các đồ bảo hộ thông dụng như áo quần bảo hộ, nón bảo hiểm, giày bảo hộ tránh hóa chất bụi bặm vào chân, găng tay bảo hộ, kính bảo hộ tránh bị bê tông bay vào mắt trong khi mài cắt bê tông.

Quy trình đánh bóng sàn bê tông

1. Các bước chuẩn bị

Để quá trình đánh bóng sàn đạt hiệu quả cao nhất, luôn cần các bước chuẩn bị, từ việc đánh giá chất lượng sàn cần đánh bóng, các yêu cầu về độ lộ đá, cũng như sửa chữa các vết rạn nứt giúp sàn đạt chất lượng hoàn thiện tốt nhất.

1.1 Đánh giá nền bê tông

Chất lượng hoàn thiện của sàn bê tông ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả của quá trình đánh bóng sàn bê tông. Những yếu tố có thể kể đến như:

  • Tuổi thọ nền bê tông: sàn bê tông mới được thi công cần để khô trong ít nhất 28 ngày trước khi thực hiện đánh bóng hoặc mài sàn bê tông.
  • Độ dày của sàn bê tông: những thiết bị mài sàn bê tông có kích thước và trọng lượng lớn, khi hoạt động tạo ra rung lắc mạnh. Với nền bê tông quá mỏng và yếu có thể bị hư hỏng.
  • Độ cứng bề mặt: yêu cầu độ cứng tối thiểu đối với mặt sàn bê tông đạt MAC 250. Độ MAC cao sẽ cho kết quả đánh bóng hoàn thiện đẹp hơn.
  • Kiểm tra các vết nứt, độ bằng phẳng của mặt nền bê tông.

Do đó việc đánh giá chất lượng sàn là bước đầu tiên và đặc biệt quan trọng đối với mỗi quy trình mài sàn bê tông.

1.2 Chuẩn bị khác

Với độ cứng bề mặt đã được xác định trước đó, người thi công có thể bắt đầu thực hiện đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng với tấm pad có mức độ phù hợp.

Cũng tùy vào yêu cầu của khách hàng với diện tích sàn, mức độ lộ đá, độ bóng mong muốn mà cần chuẩn bị số lượng trang thiết bị và những dụng cụ cần thiết.

Ngoài ra, cần thực hiện một số công việc trước khi tiến hành các bước đánh bóng sàn bê tông như:

  • Dọn dẹp khu vực thi công, tạo không gian thoáng, không có vật cản.
  • Loại bỏ ghim, ghém, kim loại khác gắn trên nền bê tông. Tránh làm hỏng pad và thiết bị, gây nguy hiểm cho người lao động trong quá trình đánh bóng sàn bê tông.

đánh bóng sàn bê tông

2. Chi tiết các bước đánh bóng sàn bê tông

2.1 Mài lớp xi măng

Quá trình này sẽ loại bỏ lớp xi măng thô và kết cấu yếu trên bề mặt sàn bê tông bằng máy mài công nghiệp công suất lớn để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả lộ đá tốt nhất.

  • Đối với sàn bê tông cũ: sàn có bề mặt lồi lõm không bằng phẳng hoặc có lớp sơn phủ cũ. Trước khi tiến hành mài mặt bê tông cần phải tiến hành phá bỏ các khuyết điểm ụ nổi, lồi lõm với đĩa mài sàn thép đầu số #16 và bóc, tách lớp sơn phủ cũ phía trên nếu có. Sau đó sử dụng đầu số #32 để làm phẳng lại cho bề mặt nền bê tông trước khi mài mịn nền bê tông ở các bước tiếp theo.
  • Nếu là nền bê tông mới đổ: với sàn bê tông mới đổ đạt độ khô sau ít nhất 28 ngày, chúng ta có thể bắt đầu mài bề mặt với pad #32 để có thể tiết kiệm thời gian thi công.

Có nhiều mức độ lộ đá khác nhau mà bạn có thể lựa chọn trước với đơn vị thi công, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà kết quả cuối cùng của quá trình đánh bóng sàn bê tông sẽ khác nhau. Ví dụ với hai mức độ mài sàn bê tông như:

  • Mài lộ cốt liệu: Là quá trình mài sâu xuống lớp bề mặt để lộ ra các chi tiết như đá, sỏi bên trong nền bê tông. Trải qua các bước mài và đánh bóng sau đó sẽ làm lộ rõ các chi tiết đá sỏi bên trong một cách tự nhiên, tạo độ thẩm mỹ và tính độc đáo cao.
  • Mài lộ cát: Mài lộ cát được gọi tên với nhiều cái tên khác nhau như: đánh bóng nền bê tông, đánh bóng sàn. Nhưng nói theo giới chuyên gia thì đây chính là mài lộ cát. Quá trình này mài với mức độ nhẹ hơn và không ăn sâu xuống lớp cốt liệu trong sàn bê tông.

2.2 Mài tạo độ nhẵn cần thiết cho sàn bê tông

Sau quá trình mài phá lớp xi măng bề mặt, sẽ tạo ra nhiều vết xước sâu và lớn. Sử dụng máy mài công nghiệp, tốc độ cao kết hợp với đĩa mài #50, #80 để mài xóa đi các vết xước lớn, mà đĩa mài #32 đã tạo ra từ trước.

Các đĩa mài #50, #80 không phải là các đĩa mài mịn và nó vẫn gây ra các vết xước trên mặt nền bê tông nhưng nó lại xóa và làm giảm các vết xước lớn trên bề mặt nền bê tông.

Bạn không thể đánh bóng ngay lập tức được sau bước này, sẽ rất khó đạt được độ bóng, mặt sàn sẽ chằng chịt các vết xước và cũng làm hỏng nhanh chóng các đĩa mài grit cao. Cần tuần tự thực hiện với mức độ tăng dần. Chúng giúp lại làm mờ đi các vết xước lớn, mục đích của bước này là để tạo ra những vết xước vừa phải trước khi bước vào mài mịn mặt bê tông ở các bước sau.

2.3 Mài mịn bề mặt sàn bê tông

Tiếp tục quy trình đánh bóng sàn bê tông với các đĩa mài có độ mịn cao hơn #100, #150 và #200, #250. Để xoá đi các vết xước lớn ở trên và làm mịn lại bề mặt sàn bê tông.

Để hiệu quả thi công được tối ưu nhất và làm giảm thiểu lượng bủi bẩn thải ra khi mài sàn bê tông với các loại đĩa mài kể trên. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên mài kết hợp với nước. Hoặc các sáp nhập khẩu, sáp hỗ trợ đánh bóng sàn bê tông để giảm tối thiểu lượng bụi bẩn và tăng độ mịn bóng cho việc thi công đánh bóng sàn bê tông.

Tùy thuộc vào mức độ làm mịn của quá trình mà bạn có thể sử dụng pad cao, không cần thực hiện lần lượt với từng pad, giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt kết quả chất lượng.

2.4 Xử lý các vết lồi lõm, khe nứt

Sử dụng Epoxy hoặc hỗn hợp với xi măng để trám trét vào các khu vực bị bong tróc, hư hỏng do quá trình mài phá sàn trước đó, tạo một bề mặt bằng phẳng. Nâng cao chất lượng cho kết quả đánh bóng sàn bê tông.

2.5. Tăng cứng bằng hoá chất

Tăng cứng sàn bê tông cho kết quả đánh bóng có hiệu quả cao, mặt sàn nhẵn và láng bóng, độ sáng cao.

Trước khi thực hiện phủ tăng cứng sàn bê tông bằng hóa chất chuyên dụng, bạn cần vệ sinh sạch bụi bẩn có thể rửa lại sàn với nước và sử dụng máy hút nước để dọn dẹp nhanh hơn. Chờ bề mặt khô để có thể tiến hành phủ hóa chất tăng cứng.

Phun một lớp hoá chất vừa đủ lên bề mặt sàn bê tông. Với những người thợ mới, cần tham khảo kỹ về định mức cần thiết trước khi sử dụng. Với hoá chất tăng cứng sàn hardener liquid chúng ta có mức định sử dụng là 20l/600m2. Với các loại hoá chất khác hãy hỏi người bán hàng, nhà cung cấp mức định sử dụng của nó là bao nhiêu khi mua.

Cần tối thiểu từ 3h – 5h cho hóa chất thấm hoàn toàn vào nền bê tông trước khi có thể thực hiện đánh bóng.

2.6. Đánh bóng sàn bê tông

Những bước cuối trong quy trình mài sàn bê tông là thực hiện đánh bóng, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà cần thực hiện với các pad khác nhau. Với độ bóng cao, người thi công cần sử dụng lần lượt từ các đầu số từ nhỏ đến lớn như: #400 #500 #800 #1500 #3000 đến khi đạt yêu cầu của khách hàng thì ngưng.

2.7. Kiểm tra, khắc phục khuyết điểm

Kiểm tra lại toàn bộ diện tích bề mặt sàn, đánh giá mức độ bóng so với yêu cầu từ phía khách hàng. Sử lý những vết trầy xước hoặc hư hỏng nếu có.

Đánh giá hiệu quả đánh bóng tại các khu vực góc tường, thềm cửa, do tại đây cần thực hiện đánh bóng với máy cầm tay.

đánh bóng sàn bê tông

Lợi ích của việc thi công đánh bóng sàn bê tông

Việc thi công đánh bóng sàn bê tông mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

  • Sàn bê tông được đánh bóng nên việc vệ sinh dễ dàng đơn giản hơn, không  tốn nhân công nhiều, ít chi phí và dễ bảo trì hơn.
  • Thi công đánh bóng bê tông sẽ làm tăng khả năng chịu mòn và độ ma sát cho bề mặt bê tông được đánh bóng.
  • Sàn ít bị bong tróc do được đánh bóng nên tuổi thọ được lâu hơn, chắc chắn và bền vững nhờ lớp màng bảo vệ bề mặt.
  • Việc thực hiện quy trình đánh bóng sàn bê tông giúp sàn không bị bám bụi, không lưu dấu vỏ xe và chống bẩn từ hóa chất, dầu loang nên không tốn chi phí bảo dưỡng nhiều và dễ dàng bảo trì hơn.
  • Sàn bê tông sau khi đánh bóng có thể thoát khí, loại bỏ các vấn đề từ vật liệu nên chống thấm tốt, không bị xuống cấp khi độ ẩm tăng cao.
  • Giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều năng lượng do có khả năng tạo ra phản xạ ánh sáng cao nên không cần chiếu sáng nhân tạo. Vì vậy, các tòa nhà văn phòng, nhà máy, nhà hàng… rất hay thực hiện.

Trên đây là quy trình về đánh bóng sàn bê tông, hi vọng giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn cần mua các sản phẩm mài – đánh bóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để nhận được ưu đãi tốt nhất:

Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống

Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam

Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797

Di động: 0906 988 447

Email: sales@lidinco.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x