Mold (Mould) là gì?
Mold (Mould) and Die là một thuật ngữ thường sử dụng trong ngành cơ khí dùng để chỉ các loại khuôn đúc (khuôn mẫu). Khuôn mẫu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, đây là sản phẩm thông dụng nhất để gia công các dụng cụ trong cuộc sống hằng ngày.
Khuôn đúc giúp định hình để tạo ra các sản phẩm từ đơn giản như: lược, cúc áo… đến các sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm: tự động hóa, y tế, hàng không, dân dụng, đồ chơi, xây dựng, bao bì. Ngoài ra, khuôn đúc còn được sử dụng để tạo ra các vỏ bình sữa, bình nhựa, bảng điều khiển tự động và hầu hết các sản phẩm bằng nhựa ngày nay.
Khuôn đúc chai nhựa |
Khuôn đúc máy gia dụng |
Độ bóng của khuôn (Mold)
Để sản phẩm được đúc ra có độ sáng bề mặt cao yêu cầu lòng khuôn củng phải đạt độ sáng bóng cao, bề mặt khuôn có độ hoàn thiện càng tốt sản phẩm được tạo ra càng có độ thẩm mỹ càng tốt. Do đó, việc đánh bóng khuôn mẫu ngày càng đóng vai trò quan trọng và có thể xem là một nghề hái ra tiền trong thời buổi ngày nay.
Tuy nhiên, việc đánh bóng các bề mặt của khuôn không phải là điều đơn giản nó đòi hỏi người thực hiện công việc này phải có các kiến thức nhất định để có thể tiến hành công việc này một cách hiệu quả nếu không có đánh cả ngày khuôn củng không thể bóng lên được đôi khi còn tạo ra nhiều vết xước mới.
Phần lòng khuôn có độ bóng tốt sẽ cho ra sản phẩm hoàn thiện tốt
Riêng nói về vấn đề đánh bóng khuôn đã có rất nhiều vật liệu đi kèm như: giũa kim cương, giũa thép, giấy nhám, giấy đánh bóng, dầu bôi trơn, bột kim cương, máy mài khuôn, máy đánh bóng siêu âm, đầu nỉ đánh bóng, đá mài…. mỗi sản phẩm phù hợp cho một công đoạn khác nhau từ phần gia công thô đến đánh bóng tinh. Kết hợp và sử dụng nhuần nhuyễn các dụng cụ trên sẽ giúp khuôn đạt độ sáng bóng cao do đó mới nói việc đánh bóng khuôn không hề dễ dàng.
Một số bước đánh bóng khuôn thông dụng
Thông thường khuôn mẫu sau khi được cắt, tiện bằng các dòng máy CNC thường có độ chính xác và độ hoàn thiện cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hoặc vận chuyển có thể để lại các vết xước trên bề mặt và gây ảnh hưởng cho sản phẩm được.
Với kinh nghiệm bạn có thể chia quá trình loại bỏ vết xước thành hai giai đoạn mài thô và đánh bóng:
- Mài thô: giai đoạn mài các vết xước lớn trên bề mặt có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi dùng tay xoa cho vết xước sẽ có cảm giác cấn tay. Đối với các vết xước này bạn có thể dùng các loại dũa kim cương hoặc giấy nhám mịn để làm để làm mờ vết xước. Thông thường nên sử dụng các loại dụng cụ có độ grit trong khoảng 200 – 800 cho quá trình mài thô tùy theo kích thước vết xước.
- Đánh bóng: sau khi quá trình mài thô hoàn tất trên bề mặt khuôn chỉ còn những vết xước nhỏ bắt đầu bước quá trình đánh bóng. Ở giai đoạn này bạn sẽ sử dụng bột kim cương có hoặc các vật tư có độ grit trong khoảng 800 – 1200 grit và hoàn thiện tốt nhất bằng bột kim cương cho các khuôn đúc có độ cứng cao như (carbide, titanium, tungsten..).
Trên đây là tổng quan khái niệm về khuôn die củng như tầm quan trọng của việc đánh bóng khuôn để được hỗ trợ kỹ thuật tốt hơn củng như mua các dụng cụ quan trọng cho việc đánh bóng khuôn bạn có thể liên hệ theo thông tin bên dưới.
Dĩ nhiên, trong lĩnh vực này ai củng sẽ có những kỹ thuật đánh bóng riêng của mình và thường không bật mí cho nhau nhưng Lidinco sẽ cung cấp giải pháp giúp bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com