Hướng dẫn đánh bóng Inox sáng như gương

Một kết thúc với bề mặt sáng như gương sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao cho nhiều loại vật dụng, nhất là đối với các vật trang trí và inox là một vật dụng trong đó. Trong gia đình bạn có thể bắt gặp các vật dụng bằng inox ở mọi nơi từ ấm nước, bàn, ghế cho đến ban công… Ngoài tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ việc mài bề mặt Inox sáng bóng còn giúp cho nó lâu bị rỉ sét hơn. Vậy làm thế nào để đánh bóng inox sáng như gương? Mời bạn tham khảo tiếp trong phần sau đây

Kết thúc gương ở bề mặt inox là gì?

Kết thúc gương trên bề mặt inox là một kết thúc với độ phản chiếu cao, mịn với bề ngoài không còn vết xước (Do đó người ta thường hay gọi là đánh sao cho sáng như gương). Ngoài ra, một kết thúc gương còn được gọi là bề mặt hoàn thiện số 8 đây là bề mặt có độ hoàn thiện và sáng bóng cao nhất

Vật dụng inox

Tại sao cần phải đánh bóng inox sáng như gương?

Như đã nói ở phần trên các sản phẩm được làm bàng inox sẽ đạt được độ hấp dẫn cao khi nó sáng bóng. Lợi ích của việc hoàn thiện một bề mặt gương không chỉ giúp nó sáng bóng tuyệt vời mà còn cho khả năng chống ăn mòn cao. Việc hạn chế được độ ăn mòn là do quá trình đánh bóng sẽ loại bỏ các vết xước sâu, nơi có thể chứa các chất ăn mòn hoặc hơi nước (nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ăn mòn)

Bề mặt hoàn thiện số 8 ở thép không gỉ đặc biệt hữu ích trong các dự án kiến trúc ven biển hoặc những nơi ẩm ướt cao vì có thể tiếp xúc với hơi nước và muối

Vậy làm thế nào để có thể đánh bóng inox sáng như gương

đánh bóng mặt kính inox

Không chỉ Inox để đánh bóng một bề mặt đến độ sáng bóng cao đòi hỏi phải trải qua nhiều bước là: mài thô, mài tinh và đánh bóng. Mỗi công đoạn sẽ có những điểm quan trọng riêng tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ nguyên tắc của nó

1Quá trình mài thô: Mài thô sẽ giúp loại bỏ các vết xước lớn hoặc các điểm không muốn có trên bề mặt như các nốt hàn một cách nhanh nhất

2Quá trình mài tinh: Sau khi quá trình mài thô diễn ra, trên bề mặt của inox sẽ xuất hiện chi chít vết xước nhỏ do hạt mài gây ra. Qua quá trình mài tinh, bạn sẽ phải làm mờ vết xước lớn này qua nhiều công đoạn khác nhau bằng cách sử dụng các hạt mài từ kích thước lớn để nhỏ để làm mờ dần các vết xước và cho bề mặt có độ sáng bóng tương đối

3Quá trình đánh bóng: Khi đã hoàn thành quá trình mài mịn với kết thúc mong muốn. Tiến hành quá trình đánh bóng bằng lơ hoặc các dạng bột mài có kích thước nhỏ từ 0.5 – 3μm cho bề mặt sáng bóng hoàn hảo, giai đoạn này sẽ diễn ra tương đối lâu do hạt mài có kích thước nhỏ và quá trình cắt bề mặt tương đối chậm

Các vật tư cần chuẩn bị cho một quá trình đánh bóng inox

Giấy nhám mài thô 60 gritĐĩa mài thô ( ~ 60 grit) Giấy mài Silicon Carbide không dán 8inch

Giấy mài tinh hoặc bột mài tinh (P120, P240, P400, P600, P1200 và P2000)

Sáp đánh bóng dạng rắn-1

 

 

Lơ đánh bóng/Bột đánh bóng

Bánh vải đánh bóng

Bánh vải đánh bóng

 

Bước 1: Loại bỏ mối hàn

– Nếu bạn đang nhắm đến một kết thúc gương chắc chắn bạn muốn bề mặt của mình được hoàn thiện tốt nhất vì vậy việc loại bỏ mối hàn là cần thiết (nếu bạn không cần loại bỏ mối hàn hãy tiếp tục đến bước 2)

–  Sử dụng bánh mài hoặc đá mài có độ grit ~ 60 gắn lên máy chà nhám và điều chỉnh tốc độ vòng xoay trong khoảng 5.000 – 7.000 vòng/phút và cẩn thận cân bằng mối hàn mà không làm biến dạng bề mặt

– Lưu ý: nên chọn loại đĩa mài chất lượng với khả năng cắt mạnh mẽ, tuổi thọ cao, ít sinh nhiệt và có hình dạng tinh thể sắt nét sẽ giúp cho vết mài đẹp hơn và tránh các lỗi kỹ thuật có thể được gây ra bởi vật tư kém chất lượng

Bước 2: Chà nhám

Mài mịn bề mặt inox

Sau khi đã loại bỏ được mối hàn xấu xí mà không để lại một vết lỗi nặng nào trên bề mặt đã đến lúc tiến hành bước mài tinh để dần hoàn thiện bề mặt

1. Bắt đầu với giấy mài silic P120: Thiết lập máy chà nhám ở mức 4000 – 6000 vòng/phút. Di chuyển đồng đều theo các góc 90º từ ngoài vào tâm để đảm bảo mài mòn bề mặt một cách đồng đều và hiệu quả. Lúc này, các vết xước lớn của quá trình mài thô sẽ được làm mờ dần

Sau khi chà một lần xong toàn bộ bề mặt bạn tiếp tục thực hiện theo những bước sau
2. Lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P240
3. Lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P400
4. Lặp lại bước chà nhám nhưng sử dụng giấy mài P600

Tại sao chúng ta cần phải chà nhám qua từng lại độ grit khác nhau?

  • Mỗi độ grit sẽ có kích thước hạt tương ứng, độ grit càng nhỏ thì kích thước hạt càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc vết xước lớn. Do đó, muốn làm vết xước nhỏ dần nhỏ dần chúng ta sẽ tăng từ từ độ grit đến khi đạt đến độ bóng phù hợp

Ở quá trình mài mịn này chúng ta tiếp tục thay đổi giấy mài cho đến khi đạt được độ sáng mong muốn, tốt nhất nên mài đến độ grit ~ P2000 (lặp lại các bước như trên) để tiết kiệm thời gian hơn cho quá trình đánh bóng cuối cùng vì nếu vết xước còn quá lớn đánh bóng bằng lơ sẽ không hiệu quả hoặc cần thời gian rất lâu

Bước 3: Đánh bóng hoàn thiện bề mặt inox

Đánh bóng bề mặt bằng lơ

Sau khi, tiến hành mài mịn bề mặt với giấy nhám grit 2000 bề mặt của bạn đã dần hoàn thiện nhưng bạn sẽ nhận thấy nó chưa sáng hẳn như gương hình ảnh phản chiếu vẫn bị đục. Đừng lo, bắt đầu sử dụng lơ đánh bóng để xử lý bề mặt lần cuối sau bước này bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả đấy

Gắn vải mài vào máy đánh bóng và điều chỉnh tốc độ thấp, tiến hành chà lơ đều lên khi vải mài. Sau đó, điều chỉnh máy lên tốc độ 2000 – 3000 RPM và đánh đến khi nào bề mặt sáng bóng thôi

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x