Tìm hiểu về giấy nhám mịn, tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Giấy nhám mịn là gì?

Giấy nhám mịn hay còn gọi là giấy mài mịn là một loại giấy nhám có thể dùng trong nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành gỗ, kim loại, inox, sơn bả……giấy mài mịn kim loại là một loại vật liệu mài đa năng nên được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.

Giấy nhám mịn khác với giấy nhám thông thường, đó chính giấy nhám thông thường khi xử lí các sản phẩm sau khi chà nhám có thê có những vết xước sau khi chà, điều này sẽ khá là ảnh hưởng đến ít nhiều tính thẩm mĩ của các sản phẩm cũng như là giá trị của sản phẩm.

Nhưng vấn đề này đã được xử lí nhờ sự cải tiến về chất lượng của sản phẩm giấy nhám đã cho ra sản phẩm giấy nhám chất lượng hơn đó chính là giấy nhám min và giấy nhám siêu mịn. Chính vì nhưng ưu điểm nổi trội hơn hẳn giấy nhám thông thường mà hiện nay giấy nhám mịn được người lao động rất ưa chuộng và đánh giá cao.

Ngoài ra chúng ta còn có giấy nhám siêu mịn, là sự cải tiến của giấy nhám mịn. Với độ nhám cao hơn, giấy nhám siêu mịn đã tạo nên công việc chà nhám trở nên đơn giản dễ dàng nhất, rất nhanh chóng tiện lợi. Là sản phẩm thiết yếu tạo nên những sản phẩm có giá thành và tính thẩm mỹ  cao.

Cấu tạo của giấy nhám mịn

Cấu tạo của giấy nhám mịn đánh bóng có 3 phần: Hạt nhám, keo dính và lớp lưng bằng giấy hoặc vải.

  • Hạt nhám (hạt mài): là thành phần chính tạo khả năng mài mòn và đánh bóng sản phẩm cho giấy. Một số loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia.
  • Keo dính: có công dụng làm gắn kết giữa hạt mài và lớp vải/giấy.
  • Lớp lưng: bằng giấy hoặc vải là phần để chứa các hạt nhám

Giấy nhám mịn chất lượng là loại giấy nhám có các hạt mài đều nhau, mối nối giữa 2 đoạn giấy nhám được gia công chắc chắn bằng lớp keo chất lượng cao. Lớp lưng giấy nhám được làm bằng chất liệu cao cấp nên giấy nhám mịn chất lượng sẽ có độ bền hơn hẳn so với các loại giấy nhám trôi nổi trên thị trường.

Tác dụng chính của giấy nhám mịn

Các sản phẩm giấy nhám thông thường khi chà nhám có thể sẽ để lại những vết xước trên sản phẩm, điều này làm giảm đi tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm giấy nhám mịn và siêu mịn này có khả năng khắc phục nhược điểm đó, và làm cho sản phẩm trở nên nổi bật, khác hẳn so với các loại giấy nhám thông thường.

Một vài đặc điểm của giấy nhám mịn:

  • Với lớp foam ở giữa giúp giảm thiểu những rủi ro do áp lực tay khi chà nhám gây nên. Việc chà nhám trở nên đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Với cấu tạo và kết cấu đơn giản của giấy nhám mịn nên những bề mặt yêu cầu có độ bóng cao cũng được xử lý một cách tốt nhất.
  • Có thể sử dụng chà nhám nước, chà khô hoặc kết hợp cả hai, nhưng nếu muốn đạt kết quả tốt nhất thì nên chà nhám nước để có độ bóng cao.
  • Mềm và dẻo, độ bền cao.

Ngoài ra, cũng tương tự như giấy nhám mịn, giấy nhám siêu mịn có thể chà khô, chà ướt hay kết hợp cả hai đều được. Tuy nhiên, muốn đảm bảo bề mặt sản phẩm có được độ bóng cao nhất bạn nên áp dụng phương pháp chà nhám nước. Bởi khi dùng trong môi trường nước bạn có thể phơi khô và tái sử dụng dễ dàng.

Một số lưu ý khi dùng giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn

  • Để việc đánh bóng kim loại đạt hiệu quả, ngoài việc chọn đúng dòng giấy nhám phù hợp, khách hàng cần biết cách sử dụng.
  • Đối với việc thao tác bằng tay, khách hàng nên đeo găng tay, khẩu trang, đeo kính để bụi bẩn, phôi từ bề mặt kim loại đang chà nhám bay vào mắt, mũi và làm tổn thương, gây trầy xước, nguy hiểm tới da.
  • Ngoài ra, khi dùng các loại giấy nhám đánh bóng kim loại với máy mài, cần đảm bảo khớp nối đã đủ chặt, tránh trường hợp đang chà nhám, các bộ phận văng ra ngoài làm tổn hại đến tính mạng cũng như sức khỏe.

Vì sao nên chọn giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn?

Có rất nhiều loại giấy nhám nhưng giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn được lòng người dùng khá nhiều bởi những lý do như sau:

– Giấy nhám mịn và siêu mịn được cấu tạo từ các hạt cát và sắp xếp phù hợp trên một bề mặt giấy. Chúng hoạt động linh hoạt như cái cưa nhưng không có khả năng cắt, bù lại đảm bảo phát huy hiệu quả mài mòn tối đa. 

– Giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn có thể mài mòn trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau từ gỗ, sắt, xi măng,… Nhờ nó mà người thợ dễ dàng phá bỏ đi lớp xù xì để chuẩn bị thực hiện cho những thao tác tiếp đó. 

– Sử dụng giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn phù hợp cho việc phá bỏ lớp sơn cũ, chuẩn bị cho việc sửa chữa, khoác lên bề mặt ngoài của vật liệu một lớp mới. 

– Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn không chỉ có công dụng mài mòn mà còn giúp vẹt tròn các góc cạnh, mang lại sản phẩm tròn trịa, dễ làm đẹp và thao tác hơn. Những hạt grit có trong tấm giấy nhám cũng nâng cao hiệu quả phá vỡ tối đa. 

– Giấy nhám mịn và giấy nhám siêu mịn thích hợp dùng để đánh bóng kim loại, gia tăng độ ma sát, mềm mịn và làm nhẵn bề mặt của vật liệu. Sau khi trải qua bước đánh bóng thì việc thực hiện các bước tiếp theo như sơn, vecni bảo vệ,… cũng sẽ dễ dàng hơn. Sản phẩm khi đó được khoác lên mình một lớp sơn có màu sắc mới, ngăn ngừa mối mọt tấn công hay gây nên tình trang gỉ sét. 

Mua giấy nhám siêu mịn ở đâu uy tính?

Lidinco chuyên cung cấp các thiết bị, vật liệu mài đánh bóng. Nếu bạn cần mua giấy nhám mịn và siêu mịn, hãy liên lạc với chung tôi theo thông tin bên dưới để nhận được ưu đãi cũng như giá giấy nhám mịn tốt nhất:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
HCM: 028.39778269 – 028.36016797 – (Zalo) 0906.988.447
Skype: Lidinco – Email: sales@lidinco.com
Bắc Ninh: 0222.7300180 – Email: bn@lidinco.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback
1 năm trước

[…] viết trước ta đã tìm hiểu về giấy nhám mịn, tác dụng và lưu ý khi sử dụng. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm về các loại giấy nhám mịn phổ biến hiện nay xem […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x